"Chủ trương đấu giá đất là đúng, nhưng cũng có ý kiến lo ngại, nhiều đối tượng lợi dụng cơ hội để thổi giá đất lên cao. Nhà nước sẽ có công cụ và chính sách nào để kiểm soát việc đẩy giá đất ảo lên quá cao, nhưng vẫn tiếp tục áp dụng hình thức đấu giá để đảm bảo hài hòa lợi ích, tăng thu cho ngân sách nhà nước?", ông Hiếu đặt vấn đề.
Chủ tịch Hội Nông dân xã Phú Yên cũng đề nghị giải đáp thắc mắc về cơ chế để chuyển đổi đất nông nghiệp thành các khu đất đấu giá, góp phần tạo thêm nhiều nguồn quỹ đất đáp ứng như cầu của người dân.
Trả lời việc này, Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Đỗ Đức Duy nói đã có kiến nghị Chính phủ, các địa phương chỉ đạo thực hiện đồng bộ các giải pháp mang tính khả thi, cứng rắn.
Trong đó, Bộ Tài nguyên và Môi trường đề nghị địa phương thực hiện nghiêm quy định của Luật Đấu giá tài sản, Luật Giá, Luật Đất đai; công khai quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, quy hoạch đô thị tại các khu vực có đất đấu giá.
"Các địa phương cần điều chỉnh hợp lý giá đất trong bảng giá đất để làm cơ sở tính giá khởi điểm. Thực tế đã xảy ra tình trạng những khu đất đầu tư đồng bộ về hạ tầng nhưng địa phương vẫn lấy giá đất khi chưa đầu tư để làm giá khởi điểm, khiến nhiều đối tượng muốn trúng đấu giá để bán lại kiếm lời", ông Duy nói..
Ngoài ra, theo ông Duy, cần có chính sách đảm bảo nguồn cung về đất ở, nhà ở phù hợp với nhu cầu của đại đa số người dân và phù hợp với nhu cầu chi trả.
Khi cung - cầu không gặp nhau, đương nhiên giá sẽ bị đẩy lên cao, theo lời Bộ trưởng.
Người đứng đầu Bộ Tài nguyên và Môi trường đề nghị quy chế đấu giá đất có thể phải rút ngắn thời gian nộp đủ tiền trúng đấu giá, công khai các trường hợp trúng giá cao nhưng bỏ cọc để hạn chế việc lợi dụng đấu giá trục lợi.
Đi liền với những giải pháp đó, ông Duy đề nghị tăng cường thanh tra, xử lý nghiêm các tổ chức, cá nhân vi phạm trong hoạt động đấu giá quyền sử dụng đất.
"Tôi tin rằng nếu thực hiện đồng bộ được các giải pháp nêu trên sẽ khắc phục được tình trạng đấu giá đất như ở vùng ven Hà Nội thời gian qua", Bộ trưởng Đỗ Đức Duy bày tỏ.
Giải đáp thêm thắc mắc về cơ chế chuyển đổi đất nông nghiệp thành các khu đất đấu giá, góp phần tạo thêm nhiều nguồn quỹ đất, ông Đào Trung Chính, Cục trưởng Cục Quy hoạch và Phát triển tài nguyên đất (Bộ Tài nguyên và Môi trường) cho rằng "đừng nên lo ngại quá".
Ông Chính dẫn Luật Đất đai năm 2024 có những quy định "rất mới và mở". Nếu theo Luật Đất đai năm 2013, người dân có nhu cầu đất ở phải tham gia đấu giá thì tại Điều 124 Luật Đất đai năm 2024 quy định cụ thể các trường hợp giao đất, cho thuê đất không đấu giá quyền sử dụng đất, không đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư thực hiện dự án có sử dụng đất.
"Nhà nước giao đất có thu tiền sử dụng đất, cho thuê đất không qua đấu giá trong các trường hợp như giao đất ở cho cán bộ, công chức, viên chức, sĩ quan tại ngũ, quân nhân chuyên nghiệp, công chức quốc phòng; giao đất ở cho cá nhân là giáo viên, nhân viên y tế đang công tác tại các xã biên giới, hải đảo; giao đất ở cho cá nhân thường trú tại thị trấn thuộc vùng có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn mà không có đất ở...", ông Chính dẫn chứng.
" alt=""/>Bộ trưởng nêu giải pháp chặn trục lợi trong đấu giá đấtCơ quan này cho biết ngày 24/10, Temu đã có văn bản chính thức gửi Cục Thương mại điện tử và kinh tế số về việc thực hiện các yêu cầu tuân thủ pháp luật thương mại điện tử Việt Nam khi gia nhập thị trường.
"Temu là nền tảng thương mại điện tử xuyên biên giới có ngôn ngữ thể hiện tiếng Việt và thuộc phạm vi điều chỉnh của Nghị định số 52/2013", cơ quan quản lý khẳng định.
Để tăng cường công tác quản lý Nhà nước trong lĩnh vực thương mại điện tử xuyên biên giới nói chung, thời gian qua, Bộ Công Thương đã có văn bản báo cáo Thủ tướng về việc ban hành công điện về việc tiếp tục đẩy mạnh công tác quản lý nhà nước về thương mại điện tử.
"Trong đó có nội dung nghiên cứu, đề xuất ban hành Luật chuyên ngành về thương mại điện tử nhằm tăng cường quản lý nhà nước đối với hoạt động thương mại điện tử xuyên biên giới và sửa đổi Quyết định 78/2010 của Thủ tướng Chính phủ về mức giá trị hàng hóa nhập khẩu gửi qua dịch vụ chuyển phát nhanh được miễn thuế", đại diện Cục cho biết.
Bộ cũng đã chỉ đạo các đơn vị chức năng là Tổng cục Quản lý thị trường phối hợp với Tổng cục Hải quan tăng cường giám sát, kiểm soát các hàng hóa, sản phẩm từ các nền tảng xuyên biên giới.
"Bộ cũng đã chỉ đạo Ủy ban Cạnh tranh quốc gia tăng cường công tác bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trên không gian mạng, tuyên truyền nâng cao nhận thức về những rủi ro khi mua hàng trên các nền tảng thương mại điện tử xuyên biên giới", cơ quan quản lý cho biết.
Bộ Công Thương đang xây dựng báo cáo trình Thủ tướng chỉ đạo Bộ Tài chính nghiên cứu phương án giám sát, quản lý hàng hóa nhập khẩu lưu thông qua các sàn thương mại điện tử chưa tuân thủ các quy định của pháp luật Việt Nam trong lĩnh vực thương mại điện tử.
Trước đó, tại họp báo thường kỳ của Bộ Công Thương chiều ngày 23/10, Thứ trưởng Công Thương Nguyễn Sinh Nhật Tân cho biết hiện nay, Indonesia đã tìm cách ngăn chặn nền tảng này và một số quốc gia cũng bày tỏ quan ngại. "Tôi cũng đã giao Cục Thương mại điện tử và kinh tế số rà soát đánh giá tác động", lãnh đạo Bộ nhấn mạnh.
Thứ trưởng Sinh cho biết về mặt nguyên tắc, Bộ Công Thương vẫn đang triển khai đề án đảm bảo quản lý chặt và chống gian lận hàng giả, hàng nhái. Bộ cũng đã giao Tổng cục Quản lý thị trường theo dõi sát liên quan đến vấn đề này.
"Về giá cả, đến tôi cũng giật mình vì giá bán hàng hóa của họ rất rẻ. Tuy nhiên, chúng ta cũng cần phải điều tra, nghiên cứu cụ thể. Chưa thể khẳng định mức giá rẻ đó là thật hay không thật. Bộ Công Thương vẫn tôn trọng việc mua bán, thỏa thuận trên thị trường", Thứ trưởng Nguyễn Sinh Nhật Tân nói. Ông nhấn mạnh trong thời gian tới, Bộ sẽ có các giải pháp để kiểm soát việc này.
Mới đây, Sở Công Thương TPHCM cũng có văn bản gửi Bộ Công Thương đề xuất một số giải pháp quản lý, thúc đẩy phát triển thương mại điện tử.
Cơ quan này cho biết hiện nay, xuất hiện nhiều dấu hiệu vi phạm trên các nền tảng thương mại điện tử. Điển hình là quảng cáo, khuyến mại vượt quá 50% giá trị hàng hóa, dịch vụ diễn ra phổ biến trên các sàn thương mại điện tử xuyên biên giới, mạng xã hội trong thời gian gần đây.
Cơ quan này cũng đính kèm một số thông tin, hình ảnh vi phạm về quảng cáo Flash Sale (khuyến mại đặc biệt) trên Shopee và quảng cáo trên Temu. Sở Công Thương đánh giá điều này gây ảnh hưởng đến quyền lợi của người tiêu dùng và tạo ra tình trạng cạnh tranh không lành mạnh trên thị trường.
" alt=""/>Thông tin mới về hoạt động của Temu tại Việt NamQua điều tra xác minh thực tế của Công an TP Cẩm Phả, thông tin nói trên là sai sự thật.
Tại cơ quan Công an, bà Đ.T.H. thừa nhận bản thân đã không kiểm chứng chính xác nguồn thông tin mà đã đăng tải công khai các nội dung sai sự thật về tình hình thiệt hại do bão số 3, gây hoang mang trong quần chúng nhân dân.
Công an TP Cẩm Phả đang lập hồ sơ, xử lý bà H. theo quy định của pháp luật.
Cơ quan chức năng tiếp tục khuyến cáo người dân cần thận trọng khi sử dụng mạng xã hội.
"Người dân đặc biệt lưu ý, không đăng tải, chia sẻ hoặc bình luận những thông tin chưa được kiểm chứng, thông tin không chuẩn xác, gây hoang mang dư luận nhất là trong thời điểm toàn thành phố đang dốc toàn lực khắc phục thiệt hại do cơn bão số 3 gây ra", UBND TP Cẩm Phả lưu ý.
" alt=""/>Bác bỏ thông tin phát hiện 16 xác người buộc vào nhau ở Quảng Ninh